Hoa hòe trong y học cổ truyền
Hoa hòe trong y học cổ truyền là vị thuốc vừa giải nhiệt vừa có tính kháng sinh không độc hại, không có tác dụng phụ được dân gian tin dùng. Hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học của cây hoa hòe là: Sophora japonicaL. Mùa hoa từ tháng 7-9 âm lịch. Cây sống lâu, sau 3-4 năm mới thu hoạch được hoa và chỉ nụ non mới có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.
Trong thành phần của hoa hòe chứa tới 6-30% rutin (rutozid), rutin là một loại glucozid, thủy phân sẽ cho quecitin-quexetola-glucoza và ramnoza. Trong quả hòe cũng có rutin. Rutin là một loại vitamin P rất quý, giúp tăng cường sức bền của mao mạch (thành mạch máu).
Theo YHCT, hoa hòe có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can, tả hỏa, hạ huyết áp. Dùng trị các chứng chảy máu: Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da, trĩ xuất huyết, cao huyết áp.
Liều lượng, ngày 4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.
Cần lưu ý, không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai.
Một số chứng bệnh thường dùng hoa hoè:
– Trị máu cam, trĩ xuất huyết, nụ hòe, trắc bách diệp, ngải diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
– Trị tăng huyết áp, đau mắt, nụ hòe (sao vàng), lá sen, mỗi vị 10, cúc hoa vàng 4g, sắc uống ngaỳ một thang.
– Trị đaị tiểu tiện ra máu, hoa hòe, trắc bách diệp, mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh giới , mỗi vị 8g, sắc uống, ngày một thang chia hai lần.
– Trị đi ngoài ra máu, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng, hòe hoa, thảo quyết minh, đều sao vàng, lượng bằng nhau 8 – 10g, dưới dạng thuốc hãm, uống nhiều ngày .
– Trị trĩ nội, viêm ruột, quả hòe ( sao đen), kim ngân hoa, mỗi vị 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.
Reviews
There are no reviews yet.