Tác dụng dược lý
+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng giảm huyết áp: Sử dụng thuốc sắc có chứa hạ khô thảo trên động vật nhận thấy huyết áp giảm rõ rệt. Toàn cây hạ khô thảo đều có tác dụng này, tuy nhiên hoa là bộ phận có tác dụng rõ nhất (theo Trung Dược Học).
- Tác dụng chống viêm: Tiêm dịch từ hạ khô hảo vào xoang bụng chuột con nhận thấy tác dụng chống viêm rõ rệt (theo Trung Dược Học).
- Tác dụng ức chế vi khuẩn: Dùng thuốc sắc từ cây hạ khô thảo có thể ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đại trường, khuẩn cầu chùm, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn lao.
- Tác dụng lợi tiểu, tăng hô hấp: Thí nghiệm thực hiện lấy các muối vô cơ trong nước sắc từ cây hạ khô thảo, đem tiêm vào tĩnh mạch thỏ nhận thấy huyết áp giảm rõ rệt, lợi tiểu, hô hấp tăng lên (theo Hòa hán dược dụng thực vật).
- Các chất tan trong hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết và làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân cao huyết áp (theo báo Y học Liên Xô kỳ 6 năm thứ bảy, 1951 và Y dược học quyển số 4 kỳ 6, 1951).
+Theo y học cổ truyền:
- Công dụng: Tiêu ứ sáng mắt, giải trừ nhiệt độc ở tử cung và âm hộ, thanh can hỏa, chữa loa dịch, tán uất kết.
- Chủ trị: Nhức đầu, bướu cổ, tuyến vú tăng sinh, huyết áp cao, mắt đỏ sưng đau, chóng mặt, tràng nhạc, nhọt vú sưng viêm.
Reviews
There are no reviews yet.