1. Tính vị
Vị đắng, hàn (theo Bản Kinh)
Không chứa độc, đại hàn (Theo Danh Y Biệt Lục)
2. Quy kinh
Quy kinh Tỳ, Vị, Tâm, Can, Đại tràng
3. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu của y học hiện đại:
- Cầm máu, rút ngăn thời gian đông máu, giảm tính thẩm thấu của các mao mạch, cải thiện sức bên của thành mạch, kích thích xuyên tủy tạo nhiều tiểu cầu.
- Lợi mật, tăng cơ bóp túi mật, làm giãn cơ vòng.
- Kháng khuẩn, chủ yếu là tụ cầu, liên cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, phó thương hàn, kiết lỵ, ức chế một số vi khuẩn nấm và virus cảm lạnh.
- Gây mê, hạ huyết áp, kích thích tim mạch.
- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa tình trạng chướng bụng do các bệnh viêm gan.
- Lợi tiểu, bảo vệ gan, giảm Cholesterol.
Theo y học cổ truyền:
- Sinh tân khứ hủ, trường vị đãng địch, thông lợi thủ y cốc, an hòa ngũ tạng, điều trung, hóa thực (theo Bản Kinh).
- Tả thông tiện, phá ứ (theo Trung Dược học).
- Phá đàm thực, thông kinh, lợi thủy thũng, luyện ngũ tạng, súc thực, lãnh nhiệt tích tụ, lợi đại tiểu trường (theo Dược Tính Bản Thảo).
Công dụng của Đại hoàng dược liệu:
- Chữa kết tích trường vị do nhiệt
- Chữa huyết ứ ở vùng bụng, kinh nguyệt bế
- Cuồng nhiệt gây táo bón, nôn ra máu, chảy máu cam
- Hỗ trợ tiêu ứ viêm, bóng nóng (dùng thoa ngoài)
4. Cách dùng – Liều lượng
Đại hoàng có thể dùng sống, tẩm rượu, sao cháy hoặc tán bột.
Liều lượng khuyến cáo: 4 – 20 g mỗi ngày, nếu tán thành bột nên giảm liều lượng, dùng ngoài liều lượng phù hợp.
Reviews
There are no reviews yet.