Trong y học cổ truyền, bạch chỉ cũng là tên gọi của một vị thuốc Bắc (chữ Hán: 白芷, tên dược học: Radix Angelicae) được bào chế từ rễ cây bạch chỉ phơi hay sấy khô.
Tính vị: vị cay, tính ấm
Quy kinh: vào 3 kinh: phế, vị, đại tràng
Công năng – chủ trị:
– Giải cảm hàn, dùng trong các bệnh do lạnh gây ra, biểu hiện đau đầu, chủ yếu đau phần trán và đau nhức phần xương lông mày, hốc mắt; hoặc đau mắt mà nước mắt trào ra. Phối hợp với địa liền, cát căn, xuyên khung. Có trong thành phần của phương Bạch Địa Căn (bạch chỉ- địa liền- cát căn), hoặc bột khung chỉ
– Trừ phong chỉ thống: dùng để chữa phong thấp, đau răng, viêm mũi mạn tính, đau dây thần kinh ở mặt, đau dạ dày; có thể dùng bạch chỉ, thương nhĩ tử, tân di mỗi thứ 12g, bạc hà 6g, nghiền thành bột mịn, uống với nước sôi để nguội
– Giải độc trừ mủ (bài nùng), dùng đối với nhọt độc, viêm tuyến vú; hoặc rắn độc cắn (phối hợp bồ công anh, kim ngân hoa, cam thảo); hoặc trị mụn nhọt có mủ
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kị: những người thuộc chứng hư, uất hỏa, Sốt xuất huyết
Reviews
There are no reviews yet.