Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Tác dụng tăng sức (theo Trung Dược Học)
Chống mệt mỏi, giúp động vật tăng sự thích nghi khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao. Trong thí nghiệm với súc vật, dược liệu Đẳng sâm có tác dụng trên cả hai mặt ức chế và hưng phấn của vỏ não. Lượng dịch chiết xuất thô của dược liệu có tác dụng làm tăng sự thích nghi trong trạng thái thiếu dượng khí ở chuột nhắt.
Tác dụng đối với hệ tiêu hóa (theo Trung Dược Học)
Lượng dịch của dược liệu Đẳng sâm có tác dụng làm tăng trương lực của hồi tràng trong thí nghiệm với chuột Hà Lan cô lập. Hoặc khi bắt đầu thì giảm, sau đó tăng cường độ co bóp lớn hơn, tần số giảm dần và chậm đi, thời gian kéo dài. Trương lực sẽ tăng lên khi nồng độ thuốc tăng lên.
Tác dụng đối với hệ tim mạch (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng)
Cao lỏng Đẳng sâm, chiết xuất cồn tiêm tĩnh mạch thỏ và chó gây mê có tác dụng tác động và làm hạ áp trong thời gian ngắn. Trong thí nghiệm với mèo gây mê, khi tiêm tĩnh mạch bằng chiết xuất dược liệu với liều dùng 2 gram/kg có tác dụng tác động và tăng cường độ co bóp của tim. Đồng thời làm tăng lưu lượng máu cho chân, não và nội tạng.
Tác dụng đối với máu và hệ thống
- Cồn, nước và nước sắc Đẳng sâm có khả năng làm tăng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu. Đồng thời làm giảm số lượng bạch cầu. Trong đó lượng tế bào lâm ba giảm, lượng bạch cầu trung tính tăng. (theo Trung Dược Học)
- Uống hoặc tiêm dung dịch Đẳng sâm 20% (4ml/1kg thể trọng) vào mạch máu làm tăng hồng cầu, làm giảm bạch cầu. (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng)
- Bổ huyết. (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng)
- Làm tăng lượng đường huyết ở thỏ bình thường
- Tác động và ức chế hiện tượng đường huyết tăng lên do tiêm dung dịch 10% Diuretin (4ml/kg cơ thể) bằng dung dịch tiêm Đẳng sâm lên men và chưa lên men. (theo Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc việt Nam)
- Tiêm mạch máu dung dịch Đẳng sâm 20% được chết xuất bằng rượu và nước làm hạ huyết áp. (theo Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc việt Nam)
- Làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. (theo Trung Dược Học)
- Tác động và làm ức chế hệ thần kinh trung ương. (theo Chinese Hebral Medicine)
- Hóa đàm, kháng viêm, chỉ khái (giảm ho). (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng)
- Làm hưng phấn tử cung cô lập trong thí nghiệm với chuột cống, làm tăng trương lực ở cổ tử cung, phát triển nội mạc tử cung kiểu Progesteron nhưng ở mức độ nhẹ, tăng tiết sữa ở súc vật mẹ trong thời gian cho con bú, nâng cao đường huyết, nâng cao Corticosterone trong huyết tương. (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng)
- Trong thí nghiệm In Vitro, dược liệu có tác dụng kháng khuẩn ở các mức độ khác nhau trên nhiều loại vi khuẩn. Đó là: Trực khuẩn bạch cầu, Não mô cầu khuẩn, Tụ cầu khuẩn vàng, Trực khuẩn và Phó trực khuẩn đại tràng, Trực khuẩn lao ở người. (theo Trung Dược Học)
Theo y học cổ truyền
Dược liệu Đẳng sâm có tác dụng:
Bổ trung, hòa Tỳ Vị, ích khí, trừ phiền khát (theo Bản Thảo Trùng Tân).
Thanh Phế (theo Bản Thảo Phùng Nguyên).
Bổ trung, sinh tân, ích khí (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị
Phế hư, ích Phế khí (theo Cương Mục Bổ Di).
Trung khí suy nhược, tiêu chảy do tỳ hư, ăn uống kém, vàng da do huyết hư, rong kinh, tiêu ra máu (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Thiếu máu mạn, bệnh bạch huyết, gầy ốm, bệnh ở tụy tạng (theo Khoa Học Đích Dân Vấn Dược Thảo).
Nội thương, hư lao, trường vị trung lãnh, hoạt tả, khí suyễn, lỵ lâu ngày, phát sốt, phiền khát, mồ hôi tự ra, các chứng thai sản, băng huyết (theo Trung Dược Tài Thủ Sách).
Reviews
There are no reviews yet.