Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn, xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hóa và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là thay đổi hình thái, sinh hóa, phân tử, cơ sinh học của tế bào và chất căn bản của sụn dẫn đến nhuyễn hóa, nứt loét, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối.

Hiện nay, thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý phổ biến gây đau nhức và hạn chế vận động, không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến nhiều người phụ thuộc vào thuốc giảm đau trong một thời gian dài, gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp trị liệu không dùng thuốc có thể giúp giảm thiểu triệu chứng và cải thiện khả năng vận động khớp gối một cách an toàn và hiệu quả cao. Hôm nay, Ánh Dương sẽ chia sẻ một vài cách trị liệu hiệu quả như sau nhé.

Các dấu hiện nhận biết thoái hóa khớp gối

Đau nhức: Đây là triệu chứng phổ biến và thường xuyên nhất. Cảm giác đau thường tăng lên khi bạn vận động, bắt đầu di chuyển sau thời gian dài ngồi yên hoặc khi thời tiết thay đổi.

Sưng tấy: Sự viêm nhiễm và tích tụ dịch trong khớp có thể gây sưng và cảm giác căng tròn ở khớp gối.

Cảm giác cứng khớp: Đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi lâu, khớp gối có thể cảm thấy cứng và khó cử động trong một thời gian.

Hạn chế vận động: Khả năng cử động của khớp gối bị giảm, khiến việc cúi gối hoặc duỗi thẳng chân trở nên khó khăn.

Âm thanh từ khớp: Khi cử động khớp gối, bạn có thể nghe thấy tiếng kêu cọt kẹt hoặc tiếng lạo xạo. Âm thanh này xuất hiện do sự ma sát giữa xương và sụn hoặc do các mảnh sụn vỡ ra và di chuyển trong khớp.

Biến dạng khớp: Trong những trường hợp nặng, khớp gối có thể trở nên biến dạng do mất sụn và sự thay đổi trong cấu trúc xương.

Cảm giác mất ổn định: Khớp gối có thể trở nên kém ổn định, khiến bạn cảm thấy như sắp té ngã khi đứng lên hoặc khi đi lại.

Hiện nay, dưới sự phát triển của y học hiện đại nên việc điều trị thoái hóa khớp cũng rất đa dạng và linh hoạt, tùy theo tình trạng bệnh và điều kiện của người bệnh mà bác sỹ sẽ chỉ định các phương pháp như nội soi làm sạch, phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn, ghép tế bào sụn tự thân, thay khớp gối hoặc các trường hợp nhẹ thì dùng thuốc kháng viêm, giảm đau,…

Bên cạnh đó thì cũng không ít người sợ tác dụng phụ của thuốc, sợ đau khi phẫu thuật nên họ đã chọn cách trị liệu thoái hóa khớp gối không dùng thuốc. Một phương pháp trị liệu theo cơ chế tự nhiên, an toàn của Y học cổ truyền có thể giúp giảm thiểu triệu chứng và cải thiện khả năng vận động khớp gối hiệu quả. Hãy cùng Ánh Dương tìm hiểu chi tiết bạn nhé.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc

1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được coi là một trong những cách tiếp cận quan trọng nhất trong việc điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc. Các bài tập được thiết kế để tăng cường sức mạnh của các nhóm cơ xung quanh khớp gối, cải thiện tính linh hoạt và giảm áp lực lên khớp. Các bài tập thường bao gồm co duỗi, nâng chân thẳng, nâng bắp chân, kéo giãn cơ đùi sau hay bài tập squat tăng cường sức mạnh,…

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu

2. Châm Cứu

Châm cứu là một phương pháp truyền thống của YHCT, dựa trên việc chích những chiếc kim nhỏ vào các điểm cụ thể trên cơ thể để tái lập sự cân bằng và lưu thông năng lượng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng châm cứu có thể giảm đau và cải thiện chức năng cho những người mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng châm cứu

3. Xoa bóp bấm huyệt

Trong các phương pháp điều trị, xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối được nhiều người lựa chọn vì mang lại rất nhiều lợi ích như: Kích thích cơ thể sản sinh endorphin – thuốc giảm đau tự nhiên. Từ đó người bệnh giảm đau đầu gối hơn. Giảm co thắt cơ, tê mỏi. Cải thiện khả năng vận động. Cải thiện quá trình trao đổi chất và cung cấp dưỡng chất cho xương khớp. Thúc đẩy tuần hoàn máu,….

4. Cấy chỉ

Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu mới, bằng cách dùng kim đưa một loại chỉ  tự tiêu vào huyệt đạo để duy trì sự kích thích lâu dài. Bộ y tế đã có hướng dẫn sử dụng cấy chỉ trong điều trị bệnh thoái hóa khớp, trong đó có điều trị thoái hóa khớp gối.

Cấy chỉ vào các vùng huyệt khớp gối như: huyệt Độc tỵ, Lương khâu, Huyết hải, Âm lăng tuyền: giúp hành khí hoạt huyết, tác dụng giảm đau và giảm sưng cứng khớp.

Qua thực tế điều trị thoái hóa khớp gối bằng cấy chỉ đã khẳng định là phương pháp điều trị có hiệu quả cao, dễ thực hành trên lâm sàng, an toàn và tiết kiệm chi phí.

5. Yoga và Pilates

Yoga và Pilates đều nhấn mạnh vào việc cải thiện sức mạnh cốt lõi, sự linh hoạt và cân bằng, có thể giúp giảm áp lực lên khớp gối và cải thiện chức năng vận động. Cả hai hình thức này đều bao gồm các động tác và tư thế được thiết kế để tăng cường cơ bắp mà không gây áp lực quá mức lên khớp.

Yoga cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

6. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Thay đổi lối sống như giảm cân (nếu có cân nặng quá mức), ăn một chế độ cân đối giàu chất chống viêm như omega-3, vitamin D và C có thể giúp giảm thiểu triệu chứng của thoái hóa khớp gối. Cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên khớp gối, trong khi chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ cơ thể chống lại viêm nhiễm.

Chế độ ăn uống cần giàu Omega-3 và Vitamin D 

Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ áp dụng trong trường hợp nhẹ, còn những trường hợp đau nhiều thì cần kết hợp dùng thêm các loại thảo dược chữa cơ xương khớp được chiết xuất từ thiên nhiên như ý dĩ, bạch thược, cam thảo, quế chi, bạch truật, đương qui, ma hoàng, sinh khương,… Khi kết hợp các loại thảo dược này cùng các phương pháp trên thì giúp cho quá trình hồi phục cơ thể cũng như cơ xương khớp được diễn ra nhanh hơn.

Cần lưu ý gì khi điều trị thoái hóa khớp gối?

Việc giữ các tư thế sinh hoạt đúng cách là chìa khóa để nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ. Bệnh nhân cần tránh các hoạt động như leo cầu thang nhiều, ngồi co chân, đứng lâu hoặc làm việc nặng nhọc trong thời gian dài; và nếu cảm thấy đau ở gối khi di chuyển, cần đeo nẹp gối hoặc sử dụng gậy để hỗ trợ.

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu quá trình thoái hóa khớp và bệnh nhân nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia để có lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân. Khi xuất hiện các dấu hiệu đau khớp hoặc thoái hóa khớp, bệnh nhân cần được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa và không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay kháng viêm để tránh các rủi ro và biến chứng do sử dụng thuốc không đúng cách.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *