Trong cuộc sống hiện đại, việc thư giãn và chăm sóc cơ thể bằng các liệu pháp không dùng thuốc đã dần được nhiều người quan tâm. Trong đó, xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp phổ biến của kỹ thuật trị liệu bằng tay trong Y học cổ truyền. Nó đã ứng dụng trị liệu nhiều bệnh lý về xương khớp, thần kinh, tiêu hóa,… đã mang lại hiệu quả cao, an toàn và lành tính. Vì nó có tác dụng kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể bằng cách tác động vào các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể chúng ta. Vậy hôm nay, Ánh Dương sẽ giải đáp thắc mắc về tác dụng của xoa bóp bấm huyệt thông qua bài viết này nhé.
Xoa bóp bấm huyệt là gì?
Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và chữa bệnh đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Người bấm huyệt sẽ sử dụng đôi bàn tay tác động lên các huyệt, da thịt, gân khớp cố định của trên cơ thể. Từ đó, làm xuất hiện thay đổi về thần kinh, nội tiết, thể dịch, tăng khả năng lưu thông khí huyết. Ngoài ra, theo nhận định của chuyên gia, xoa bóp tác động vào các huyệt có thể đuổi được ngoại tà và thông kinh hoạt lạc. Nếu biết trị liệu đúng kỹ thuật sẽ cho ra hiệu quả tốt.
Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt có nhiều tác dụng kỳ diệu mà không cần phải dùng đến thuốc. Dưới đây là một vài tác dụng điển hình:
Điều trị vùng xương khớp
Xoa bóp có tác dụng giúp giãn cơ, đặc biệt là nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Qua đó giúp xương được cải thiện, nuôi dưỡng tốt hơn, làm tan các tụ máu cơ. Luồng máu đến để tăng cường trao đổi chất, mang oxy đến tế bào và loại bỏ những chất cặn bã. Ngoài ra, xoa bóp còn cung cấp máu đến các khớp xương, gia tăng sự tiết hoạt dịch và giúp giữ được tính đàn hồi của dây chằng.
Phương pháp có thể phòng bệnh thoái hóa khớp, vận động khớp xương dễ dàng và cải thiện tư thế.
Xoa bóp bấm huyệt giảm đau vai gáy hiệu quả
Y học cổ truyền sử dụng phương pháp để xoa nắn các mô của cơ thể. Trị liệu một cách khoa học sẽ tác động lên dây thần kinh lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tuần hoàn. Từ đó, sẽ giúp giảm các triệu chứng co cứng ở vùng cổ, vai gáy.
Những người bị các bệnh về vai gáy, nếu trị liệu lâu dài sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Chữa trị phù nề tay chân, táo bón
Xoa bóp còn giúp điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày và ruột, qua đó cải thiện chức năng tiêu hóa, tránh gây táo bón ở mọi lứa tuổi. Tăng tuần hoàn, giảm phù nề cũng là một trong những ưu điểm khi xoa bóp bấm huyệt.
Trong quá trình trị liệu, xoa bóp giúp tăng cường hệ miễn dịch và thể lực, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Xoa bóp bấm huyệt giúp hỗ trợ thư giãn hệ thần kinh
Phương pháp này giúp thư giãn cơ và giảm áp lực lên hệ thần kinh. Cụ thể với việc xoa bóp sẽ tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh ở dưới da. Qua đó, tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh từ đó có tác dụng điều hòa thần kinh.
Nói cách khác, khi trị liệu sẽ gây nên tác dụng điều hòa hưng phấn hay ức chế thần kinh. Kết quả là làm thư giãn thần kinh hiệu quả không ngờ tới.
Bấm huyệt có hiệu quả cao trong việc điều trị tổn thương về thần kinh như: đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, tim đập nhanh, đau đầu do cảm mạo, do tăng huyết áp… Từ đó giúp làm thư giãn, ít gây tác động đến hệ thần kinh.
Tăng khả năng lưu thông máu
Khi máu giàu chất dinh dưỡng di chuyển qua tim và các mao mạch, chất dinh dưỡng và chất thải được trao đổi. Ngược lại khi hệ thống tuần hoàn của bạn khác thường, lưu lượng máu của bạn bị suy giảm và tim bạn phải làm việc nhiều để bơm máu.
Chính vì vậy, việc Xoa bóp giúp kích thích lưu thông máu do đó tăng tuần hoàn. Ngoài ra còn giúp trẻ hóa da mặt, giúp da săn chắc, hồng hào hơn.
Giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung
Điều đặc biệt, xoa bóp còn giúp kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Từ đó, tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dưới da. Quá trình như vậy sẽ làm giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung.
Khi đến xoa bóp bấm huyệt Ánh Dương, bạn sẽ quên hết đi những mệt mỏi, áp lực trước đó. Tinh thần lúc này thoải mái để làm việc hiệu quả hơn.
Lưu ý xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả vô cùng lớn đối với một số bệnh như: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa. Các bệnh xương khớp, thần kinh: thoái hóa cột sống cổ, lưng, đau quanh khớp vai, liệt vận động, mất ngủ kéo dài… Người bị đau đầu, mệt mỏi… cũng dùng phương pháp này để điều trị với tỷ lệ giảm thiểu biến chứng của các bệnh trên cao.
Chống chỉ định với các bệnh cụ thể như: gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, ở khớp. Liên quan đến tim mạch như: nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp. Bên cạnh đó là các bệnh truyền nhiễm, thủng dạ dày. Bạn cần lưu ý để tránh sử dụng phương pháp Xoa bóp bấm huyệt.
Xoa bóp đạt được hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào đôi bàn tay kỹ thuật của người bấm huyệt. Họ thường dùng các vị trí như: ngón tay, góc bàn tay, đốt ngón tay, lòng bàn tay các đầu. Trong một số trường hợp, thầy thuốc còn phải dùng thêm khuỷu tay để tiến hành trị liệu.
Người thầy thuốc phải thường xuyên luyện tập và vận động cổ tay, ngón tay, bàn tay cho thật dẻo. Độ cứng của ngón thích hợp với tình trạng bệnh nhân, kết hợp rất nhiều kỹ thuật cùng 1 lúc.