Phục hồi sau chấn thương Thể Thao

1/ CHẤN THƯƠNG THỂ THAO LÀ GÌ?

– Trong cuộc sống hiện đại, đi đôi với đời sống được nâng cao thì các hoạt động thể thao cũng ngày được chú trọng và phát triển mạnh. Mặc dù rèn luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích về súc khỏe, giải trí về mặt tinh thần… Tuy nhiên, việc tập luyện thể thao quá mức, sai phương pháp, thiếu an toàn có thể dẫn đến các chán thương ngoài ý muốn, đôi khi trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Và hôm nay, trong livestream này chúng tôi muốn chia sẻ đến quý vị về các chấn thương thường gặp khi tập luyện thể thao và những điều cần làm khi gặp phải.

– Chấn thương thể thao là các chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao, làm ảnh hưởng hoặc nặng hơn là mất khả năng vận động của người tập luyện.

– Trong quá trình tập luyện thể thao, các vị trí dễ gặp chấn thương nhất như: cổ chân, khớp gối, khuỷu, vai…

2/ CÁC NHÓM CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP?

  1. a) Các chấn thương cấp tính (mức độ nhẹ):

Căng cơ: là tình trạng căng giãn, rách hoặc đứt hoàn toàn của gân, cơ. Chấn thương thường xảy ra sau một hoạt động cơ quá sức hoặc bất thường. Các triệu chứng bao gồm: đau, sưng, yếu cơ. Ở mức độ nhẹ, tổn thương có thể tự phục hồi sau 5-10 ngày nếu nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép cố định…

Bong gân: là sự rách hoặc đứt hoàn toàn của dây chằng. Các triệu chứng của bong gân: đau cấp tính, đôi khi có cảm giác trật khớp, kèm sưng bầm, tụ máu tại vị trí dây chằng bị tổn thương. Ở chấn thương nghiêm trọng, đứt dây chằng dẫn đến lỏng lẻo khớp, lâu dài dẫn đến thoái hóa khớp.

Dập cơ: là sự chảy máu trong bó cơ gây ra bởi một va đập trực tiếp. Tổn thương dập cơ sẽ gây tình trạng đau đớn khi co cơ bị dập, mất chức năng vận động cơ.

Trật khớp: là sự di lệch hoàn toàn hoặc không hoàn toàn  giữa các mặt khớp với nhau hoặc của đầu xương ra khỏi ổ khớp. Trật khớp gây đau dữ dội, mất chứng năng vận động, biến dạng khớp.

– Ở mức độ nặng hơn có thể gãy xương. Với chấn thương gãy xương luôn cần được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bác sĩ có chuyên môn.

 

  1. b) Các chấn thương do quá tải:

– Do các vận động lập đi lập lại hình thành vi chấn thương. Chấn thương này có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng rất thường gặp ở các vận động viên có chương trình tập luyện không phù hợp.

+ Viêm gân: có nhiều nguyên nhân, hay gặp nhất do gân bị kéo dãn quá mức khi chưa khởi động kỹ, đặc biệt ở người có gân nhỏ, yếu.

+ Viêm dây thần kinh: là khi dây thần kinh bị viêm hoặc kích ứng do kéo dãn hoặc cọ xát vào cấu trúc cơ xương khớp lân cận thường xuyên. Biểu hiện tê bì, đau vùng, nhức mỏi… trường hợp nặng có thể yếu liệt.

+ Dập rách sụn: Tổn thương sụn do va đập hoặc ma sát lâu ngày, gây tổn thương sụn khớp gối, dẫn tới khớp không hoạt động trơn tru, gây đau khi vận động.

+ Viêm túi hoạt dịch: do túi hoạt dịch bị ma sát bởi hoạt động của các gân cơ gần kề. Khi bị kích ứng túi hoạt dịch sẽ tăng tiết và phồng lên, biểu hiện viêm sưng, nóng, đỏ, đau rõ ở nơi viêm. Các túi hoạt dịch ở gối, khuỷu và vai thường bị ảnh hưởng.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn để quý vị có thể hình dung về chấn thương thể thao, thì có các vùng cơ thể thường gặp chấn thương như sau:

– Các chấn thương liên quan đến khớp gối: rách dây chằng chéo

– Các chấn thương vùng khuỷu tay, đau hơn khi xấp ngửa và xách vật nặng.

– Chấn thương vùng háng: đau khi chơi các môn thể thao như bóng đa, tenis. Khó khăn khi di chuyển và đi lại khập khiễng, khó có thể chạy nhảy hay vặn mình.

– Chấn thương vai: chấn thương này khiến cho vùng vai không thể cử động bình thường, gây khớp vai biến dạng.

– Vùng bàn chân có thể gặp viêm gân can chân: cơn đau nhói vào buổi sáng khi rời khỏi giường, sau khi hoạt động, đi lại hoặc đứng nhiều.

 

3/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG THỂ THAO?

– Ba trong những nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương thể thao:

+ Thực hiện sai kỹ thuật và phương pháp tập luyện. Tập luyện không thường xuyên và liên tục, hay vận động sức quá lớn không phù hợp, hoặc tăng độ khó của động tác đột ngột cũng dễ khiến bị tổn thương.

+ Không khởi động khớp hoặc khởi động không đúng cách trước khi tập luyện.

+ Tình trạng sức khỏe không ổn định: mới ốm dậy đã vội hoạt động thể thao.

 

5/ NÊN XỬ TRÍ THẾ NÀO KHI GẶP CHẤN THƯƠNG?

– Theo các chuyên gia, với những chấn thương không quá nghiêm trọng, không gây đau đớn quá nhiều mà bạn vẫn có thể vận động một cách nhẹ nhàng, không có vết thương chảy máu thì bạn cần được sơ cứu càng sớm càng tốt trong 72h đầu với các phương pháp:

+ Nghỉ ngơi: Tránh các động tác gây đau hiay chịu lực nơi tổn thương, tạm ngừng các hoạt động thể thao, giảm tối đa thời gian dịch chuyển, vận động xương khớp để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn.

+ Chườm lạnh: chườm vùng đau bằng túi chườm đá hoặc chai đá lạnh trong vòng 24 giờ đầu, từ 15 đến 30 phút mỗi lần, có thể lặp lại sau từ 1 đến 2 giờ. Lưu ý: không nên để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da mà nên bọc trong khăn vải hoặc túi chườm. Không chườm quá lâu ở 1 vị trí có thể gây bỏng lạnh mà nên di chuyển túi đá xung quanh vùng đau.

+ Băng ép: Dùng các băng ép thông dụng trên thị trường quấn quanh vùng bị thương hoặc tốt nhất nên nhờ người có kỹ thuật băng bó sơ cứu.

+ Nâng cao: Nên kê cao phần chi bị thương cũng có tác dụng trong việc giảm sưng, đau và viêm. Chẳng hạn nếu bạn bị bong gân mắt cá chân, hãy nằm trên giường rồi gác chân cao trên gối, sao cho phần bị thương cao hơn so với toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó bạn nên sớm thăm khám bởi bác sĩ chuyên về cơ xương khớp để đánh giá độ nặng của chấn thương để có xử trí phù hợp. Trường hợp chấn thương gây đau đớn quá mức và không thể vận động, bị biến dạng chi hay có vết thương chảy máu thì phải đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.

 

– Tại phòng khám Ánh Dương, tùy theo mức độ chấn thương, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị kết hợp cho từng bệnh nhân, trong đó có các liệu pháp chườm lạnh, siêu âm, điện xung, tập vật lý trị liệu… và kê các bài thuốc giúp nhanh chóng phục hồi, lưu thông khí huyết, chống phù nề, giảm đau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *