CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP DO TẬP LUYỆN THỂ THAO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Tập luyện thể thao giúp duy trì và nâng cao sức khoẻ nhưng việc tập quá sức hoặc không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến nguy cơ ” chấn thương thể thao”. Và các chấn thương này đều có thể phục hồi hoàn toàn nếu kịp thời và đúng phương pháp điều trị.
Các Chấn Thương thường gặp khi tập luyện thể thao.
Bong gân mắt cá chân: các dây chằng hỗ trợ khớp bị giãn quá mức, xảy ra khi người tập bị té ngã và lật bàn chân vào trong. Với những dấu hiệu : mắt cá sưng, bầm tím, viêm nhiễm – không có khả năng cử động một chi hoặc khớp, khớp lỏng lẻo không ổn định.
Căng cơ: là tình trạng cơ bị kéo, chấn thương thường xảy ra khi cơ bị căng quá mức và có thể dẫn tới rách cơ, chủ yếu là cơ bắp chân, gân kheo, háng, lưng dưới và vai. Với các triệu chứng : đau, sưng, yếu, khó hoặc không thể sử dụng cơ.
Chấn thương Háng: đây là nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong dể bị rách hoặc đứt khi chơi các môn thể thao cường độ cao, nếu gặp chấn thương này bạn sẽ cảm nhận cơn đau dữ dội ở vùng háng, đùi, hông và lan dần xuống đầu gối.
Chấn thương Gối: đây là vùng có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối dễ bị tổn thương nhất – chủ yếu là dây chằng chéo trước, sau, giữa và xương bánh chè.
Chấn thương Vai: Sái khớp vai, viêm vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, vai đông cứng, tổn thương sụn viền khớp vai là những chấn thương thường gặp khi chơi thể thao. Triệu chứng: đau, sưng, cứng vùng vai, không thể cử động vai và cánh tay bình thường, khớp vai biến dạng….
Gãy Xương: do lực tác động mạnh từ bên ngoài. Dấu hiệu: âm thanh lạo xạo dưới da khi bị chấn thương, đồng thời vị trí gãy xương sẽ bầm tím, sưng đỏ và biến dạng..
Viêm cân gan chân: đây là tình trạng viêm cơ bàn chân – dây chằng nối gót chân với mặt trước của bàn chân. Triệu chứng : đau nhói vào buổi sáng khi rời khỏi giường hoặc khi hoạt động mạnh ở chân.
Viêm A-Sin (gân gót): là tình trạng viêm gân gót chân gây đau , sưng và cứng. Cơn đau sẽ dữ dội hơn khi vận động, có thể dẫn đến tình trạng rách hoặc đứt gân gót.
Nguyên nhân của việc Chấn Thương Thể Thao:
Trẻ em hiếu động: trẻ nhỏ không biết giới hạn thể chất của bản thân nên thường chơi hết mình, sai kỹ thuật hoặc hình thức vận động không phù hợp thể trạng.
Tuổi tác : người lớn tuổi dể gặp các chấn thương do xướng khớp kém dần theo thời gian.
Thừa cân: trọng lượng dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp… dẫn tới nguy cơ chấn thương cao hơn.
Dụng cụ thể thao không phù hợp: giày đã củ, đế mòn – mũi sờn, hoặc vợt tennis quá nặng so với lực cổ tay…..
Sai kỹ thuật: các môn thể thao di chuyển nhanh liên quan đến việc dừng lại và vặn người đột ngột chính là nguyên nhân gây bong gân và căng cơ. Bơi lội sai kỹ thuật, cầm vợt không đúng khi chơi cầu lông,tennis cũng góp phần gây ra loạt các chấn thương khác nhau.
Cách phòng tránh và phục hồi chấn thương:
Cách tốt nhất để phòng tránh chấn thương khi tập thể thao là việc khởi động đúng cách để làm ấm cơ. Khi cơ lạnh dễ bị căng quá mức dẫn đến rách , ngược lại khi cơ ấm sẽ linh hoạt hơn. Ngoài ra khởi động đúng cách còn giúp cho việc chuyển động nhanh, uốn cong và dừng đột ngột giảm tải nguy cơ chấn thương. Bên cạnh các biện pháp sau:
Tập đúng kỹ thuật.
Chọn dụng cụ tập luyện phù hợp.
Thả lỏng cơ thể sau buổi tập.
Không quá nôn nóng tập luyện trở lại sau chấn thương.
Chế độ dinh dưỡng thân thiện với Cơ Xương Khớp.
Và nếu không may gặp phải các dấu hiệu của việc chấn thương do tập luyện thể thao, cũng đừng quá lo lắng mà hãy đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Với chuyên khoa Cơ Xương Khớp, PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y ÁNH DƯƠNG sẽ là một lựa chọn đáng tin cậy để bạn có thể trao niềm tin, đến và phục hồi những chấn thương mà mình gặp phải. Với trang thiết bị hiện đại cùng các Y – Bác Sỹ chuyên môn cao sẽ nhanh chóng và chuẩn xác trong việc phát hiện chấn thương và điều trị phục hồi một cách phù hợp và hiệu quả.
Toạ lạc tại số 31B, đường 23, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức.
Hotline: 0931.964.516 – 0931.966.516
Giờ hoạt động : từ 8h00 đến 18h30 (thứ 2 – thứ 7)
từ 8h00 đến 12h00 (chủ nhật)