Thoái hóa cơ xương khớp là một bệnh lý liên quan đến sự suy giảm và tổn thương của các khớp xương mà ít ai tránh khỏi do lao động, tuổi tác và quá trình lão hóa. Nó gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của hàng triệu người trên thế giới? Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị khác nhau như uống và tiêm giảm đau, tiêm steroid, sử dụng nẹp hỗ trợ, tiêm huyết tương giàu tiều cầu, phẫu thuật,… Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau khiến cho người bệnh lo lắng và e ngại trong việc trong phương pháp chữa trị phù hợp?
Thời gian gần đây, một xu hướng chữa thoái hóa khớp đang được nhiều người truyền tai nhau thực hiện chính là liệu pháp chữa thoái hóa xương khớp bằng Đông Y. Vừa giúp tiết kiệm chi phí, không tác dụng phụ và hiệu quả cao. Nhưng sự thật về cách chữa trị thoái hóa xương khớp này có như lời đồn không, chúng ta hãy cũng nhau khám phá qua bài viết này nhé.
Xem ngay cách chữa thoái hóa xương khớp bằng Đông y?
Thoái hóa xương khớp là gì?
Thoái hóa xương khớp là kết quả của sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và phân hủy sụn, xương dưới sụn tại mỗi vùng khác nhau trong cơ thể như thoái hóa khớp gối, thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ,… Mặc dù thường xuất hiện ở người cao tuổi nhưng hiện nay, nó có thể ảnh hưởng đến cả những người trẻ hơn do các yếu tố như di truyền, quá trình chuyển hóa và chấn thương.
Nếu không chữa trị hoặc kiểm soát kịp thời, thoái hóa xương khớp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sự mất linh hoạt của sụn khớp, xơ hoá xương dưới lớp sụn, hoặc thậm chí gây ra việc hình thành gai xương. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và công việc của bệnh nhân.
Các biểu hiện thoái hóa cơ xương khớp
Bị đau ở nhiều khớp, đau di chuyển chạy từ khớp này sang khớp khác, đau dữ dội ở một khớp cố định, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ,…thì có thể bạn đang gặp phải tình trạng như thoái hóa khớp gối, cổ chân, vai, ngón tay, bàn tay, cột sống,..
Xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở khớp, khi vận động hay thay đổi tư thế cơn đau lại tăng và có xu hướng giảm khi về đêm, nghỉ ngơi. Cơn đau xuất hiện theo từng đợt, hết đợt đau rồi có thể xuất hiện đợt khác.
Mặt khác, bạn có thể nghe những tiếng kêu “lắc rắc”, “lục cục” bất thường tại khớp khi vận động. Đôi khi còn bị cứng khớp buổi sáng kéo dài 15-30 phút hoặc sau thời gian nghỉ hoặc không hoạt động gì. Khi vận động một lúc thì cứng khớp? Nếu có những biểu hiện trên bạn nên tới bệnh viện hoặc phòng khám để bác sỹ sẽ chuẩn đoán và đưa ra những biện pháp điều trị hỗ trợ kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bạn nhé.
Dấu hiệu thoái hóa cơ xương khớp
Cách chữa thoái hóa cơ xương khớp bằng Đông y có gì khác biệt?
Các cách chữa trị bằng Đông y
1. Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp sử dụng kim hoặc que nhọn đã được tiệt trùng để kích thích các điểm châm cứu trên cơ thể, nhằm mục đích đả thông kinh mạch và tối ưu hóa lưu thông khí huyết. Nó có thể hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp, bao gồm thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải ai cũng phù hợp với phương pháp châm cứu, và việc thực hiện châm cứu cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này.
2. Xoa bóp ấn huyệt
Co thắt cơ xung quanh là một tình trạng thường xảy ra ở bệnh nhân bị thoái hóa ở khớp. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng massage và xoa bóp nhằm giảm căng thẳng cơ bắp và giảm đi cơn đau, đồng thời thúc đẩy lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tối đa bạn cần đến phòng khám đông y để các bác sỹ chuyên môn thực hiện các động tác bấm huyệt trị liệu chuyên sâu kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác mới mang lại kết quả cho bệnh nhân.
3. Thảo dược thiên nhiên
Có một số nghiên cứu và bằng chứng khoa học về hiệu quả của Đông y trong điều trị thoái hóa xương khớp. Một số thảo dược thiên nhiên và phương pháp Đông y đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng giảm viêm, giảm đau, và tăng cường linh hoạt của các khớp bị tổn thương. Các loại thảo dược được chứng minh hiệu quả trên nhiều bệnh nhân như:
Nhóm vị thuốc bổ thận, kiện tỳ, mạnh gân cốt: Thiên niên kiện, vương cốt đằng, hầu vĩ tóc, na rừng, hy thiêm, gối hạc, ngưu tất, tục đoạn, đương quy, bạch truật, hoàng kỳ…
Nhóm vị thuốc giải độc, tiêu viêm, giảm đau: Kim ngân cành, bồ công anh, đơn đỏ, ké đầu ngựa, bạc sau, hồng hoa, tơ hồng xanh, nhân trần, rau má, xuyên khung…
Nhóm tầm gửi và bí dược bản địa hỗ trợ tái tạo và phục hồi xương khớp, cột sống: Tầm gửi cây nghiến, tầm gửi cây liến, tầm gửi kháo cài, thau pú lùa (kê huyết đằng rừng), thau pinh, rễ tào đông, mạy vang, co bát vạ, huyết giác… cùng nhiều vị thuốc bí dược của người Tày bản địa. (Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn)
Nhóm các bài thuốc được bào chế thành dạng viên: Đáp ứng nhu cầu và sự tiện lợi trong việc điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp nên các chuyên gia Đông y đã nghiên cứu và bào chế từ các thảo dược thiên nhiên cho ra đời những viên uống hỗ trợ điều trị cơ xương khớp giúp giảm đau và tăng cường chức năng gân cốt hiệu quả.
4. Kết hợp Đông y và y học hiện đại
Hầu hết các chuyên gia y học đề xuất kết hợp cả Đông y và y học hiện đại để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị thoái hóa xương khớp. Điều này có thể bao gồm sử dụng thuốc Đông y bổ trợ, áp dụng phương pháp thay đổi lối sống, và theo dõi thường xuyên dưới sự quản lý của bác sĩ chuyên khoa.
Sự khác biệt từ cách chữa thoái hóa khớp Đông y mà nhiều người chưa biết?
1. Thời gian và kiên nhẫn
Chữa thoái hóa xương khớp bằng Đông y đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn. Đừng mong muốn thấy kết quả ngay sau vài lần điều trị. Quá trình này có thể kéo dài và yêu cầu sự cam kết thực sự từ phía bệnh nhân.
2. Tiết kiệm chi phí và ít tác dụng phụ
So với các phương pháp y học hiện đại, các loại thuốc Đông y thường có giá thấp hơn. Hơn nữa, nhiều biện pháp Đông y như châm cứu và xoa bóp có thể được thực hiện tại các phòng khám Đông y, giúp giảm thiểu chi phí việc tới bệnh viện.
Thuốc Đông y thường được làm từ các thành phần tự nhiên như thảo dược và cây thuốc, giúp giảm nguy cơ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Điều này đặc biệt quan trọng cho những người có tiền sử về tác dụng phụ của thuốc hoặc muốn tránh chất phụ gia hóa học.
3. Cách tiếp cận toàn diện
Đông y thường áp dụng một cách tiếp cận toàn diện đối với sức khỏe. Thay vì chỉ tập trung vào triệu chứng, nó hướng đến cân bằng tổng thể trong cơ thể và tinh thần. Điều này bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như châm cứu, xoa bóp, và dược liệu Đông y. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng tổng thể của bệnh nhân và làm giảm triệu chứng thoái hóa khớp.
4. Lựa chọn cá nhân hóa
Một ưu điểm khác của việc sử dụng Đông y là khả năng lựa chọn cá nhân hóa. Mỗi người có thể được tư vấn và điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của họ. Điều này tạo điều kiện cho một quá trình chữa trị cá nhân hóa và tốt nhất cho từng trường hợp riêng.
Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y có thể tiết kiệm chi phí, giảm nguy cơ tác dụng phụ, và tạo điều kiện cho một quá trình chữa trị toàn diện và cá nhân hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc áp dụng Đông y nên được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia chuyên khoa Đông y và phải kết hợp với ý kiến của bác sĩ chuyên trách để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.